LỜI TỰA
Đây là lần in thứ ba của bản Nghiên cứu về Mâu Tử in năm 1982. Trong lần in này, có một số thay đổi về dẫn chứng tư liệu. Cụ thể là đối với Đạo tạng, chúng tôi đã sử dụng bản Trung Hoa Đạo tạng của Hoa Hạ xuât bản xã, in tại Bắc Kinh năm 2004 do Trương Kế Vũ chủ biên và được viết tắt là Đạo. Bộ Đạo tạng này có cả thảy 50 tập. Số tập và số tờ được ghi chú theo bản in ấy. Về tư liệu lịch sử Trung Quốc, chúng tôi sử dụng bản Tứ bộ bị yếu là chính, một số khác chúng tôi sử dụng bản điện tử ảnh ấn Tứ khổ toàn thư của Văn Uyên các, số quyển và số tờ là từ các bản này. Về tư liệu Phật giáo, chúng tôi sử dụng bản in Đại chính tân tu Đại tạng kinh, viết tắt là ĐTK. Số quyển và số tờ đều dẫn theo bản in đó.
Từ lúc xuất bản lần đầu cho đến nay, đã đúng một phần tư thế kỷ. Có một bản dịch Mâu Tử ra tiếng Anh dưới nhan đề How Master Mou removes our doubts do John P. Keenan thực hiện và State University of New York Press, Albany, Mỹ, xuất bản năm 1994. Điểm đặc biệt của bản dịch này là phương pháp tiếp cận vấn đề Mâu Tử từ góc độ phê bình văn học theo lối giải thích học cơ cấu luận (structuralist hermeneutics) của Seymour Chatman. Đây là một cách tiếp cận mới nhưng vẫn chưa ra khỏi quan điểm cho rằng Mâu Tử là một tác phẩm Trung Quốc, rất khác xa với quan điểm của chúng tôi nêu ở trong sách này.
Chúng tôi chủ trương Mâu Tử Lý hoặc luận là một tác phẩm của văn học Phật giáo Việt Nam, thể hiện quan điểm của người Việt Nam Phật giáo đối với nền văn hóa Trung Quốc đang ồ ạt thâm nhập vào nền văn hóa Việt Nam sau cuộc chiến tranh Hoa- Việt đầu tiên năm 39-43 stL. Chủ trương này tất nhiên cần phải được nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, chúng tôi cho đây là cách tiếp cận có khả năng phản ảnh được một phần nào sự thật lịch sử, mà tác phẩm ấy đã đem lại cho chúng ta. Chúng tôi hy vọng trong tượng lai những vấn đề mà chúng tôi chỉ đề cập sơ qua sẽ được nghiên cứu kỹ hơn. Chẳng hạn, Mâu Từ đã dùng những nguồn tư liệu kinh điển nào, để viết nên cuộc đời Đức Phật trong Lý hoặc luận. Hoặc vấn đề truyền thống Luật tạng nào đã tồn tại ở Việt Nam vào thời Mâu Tử?
Do thế, trong lần in này, chúng tôi cố gắng thu thập toàn bộ những dật văn của Mâu Từ Lý hoặc luận được trích dẫn rải rác đó đây trong các tác phẩm Phật giáo Trung Quốc. Việc này, một mặt nhằm cho thấy các dị biệt giữa những truyền bản và mặt khác, nhằm giúp ta có ý niệm rõ hơn về diện mạo nguyên thủy có thể của Lý hoặc luận. Đặc biệt, thông tin về cuộc đời Đức Phật có một số sai khác. Chẳng hạn, trong bản Hoằng minh tập hiện nay, ta không có chỉ điểm nào về thời điểm Đức Phật thành đạo, trong khi trích dẫn của Ngọc chúc bảo điển lại ghi là ngày mồng 8 tháng 4 …
Vạn Hạnh
Cuối Đông năm Bính Tuất (2006)
Lê Mạnh Thát
LỜI TỰA..
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I.
CHƯƠNG II.
CHƯƠNG III.
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
LÝ HOẶC LUẬN
MÂU TỬ LÝ HOẶC LUẬN.
DỊCH NGHĨA
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2.
PHỤ LỤC 3
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.